Tại Hội nghị lần thứ nhất của Hội đồng hiệu trưởng các trường cao đẳng,Đàotạonhânlựcngànhcôngnghiệptrọngđiểmchưađủđápứngnhucầgiày bệt nữ trung cấp trên địa bàn thành phố năm 2023 tuần qua, lãnh đạo thành phố và hiệu trưởng các trường nghề đã thẳng thắn chỉ ra những vướng mắc trong tuyển sinh, đào tạo để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp cả về số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt ở một số ngành nghề trọng điểm của thành phố.
ÍT TRƯỜNG ĐÀO TẠO, ÍT NGƯỜI HỌC
Tiến sĩ Lê Đình Kha, Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, nhận định cơ khí và tự động hóa là một trong những nhóm ngành công nghiệp trọng yếu của thành phố (bao gồm các ngành như công nghệ kỹ thuật cơ khí, cắt gọt kim loại, hàn, cơ điện tử, điện tử công nghiệp, điều khiển tự động...), tuy nhiên số lượng người học hiện không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế.
"Hiện nay, tại TP.HCM có 70 trường ĐH và 376 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), trong đó sinh viên tốt nghiệp từ các cơ sở GDNN là lực lượng lao động trực tiếp trong các hoạt động sản xuất của nhà máy, doanh nghiệp. Thế nhưng không có nhiều cơ sở GDNN đào tạo nguồn nhân lực cơ khí - tự động hóa. Có những thời điểm trong năm, các doanh nghiệp cần tuyển tới 4.000 - 5.000 người làm việc trong lĩnh vực này. Vì thế, nhân lực đào tạo chưa đáp ứng về số lượng theo yêu cầu của của xã hội", ông Kha cho biết.
Thạc sĩ Nguyễn Long Triều, Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức, cũng cho biết những ngành thuộc lĩnh vực cơ khí và tự động hóa như công nghệ hàn, điều khiển tự động, cơ điện tử, điện tử truyền thông... không chỉ ít trường đào tạo mà số lượng thí sinh đăng ký cũng thấp nên càng không đáp ứng đủ nhu cầu.
Theo ông Triều, những ngành trên mỗi năm trường tuyển 40 chỉ tiêu nhưng chỉ có khoảng 20, nhiều nhất là 30 sinh viên theo học.
Tại Trường trung cấp nghề Quang Trung, số lượng người học ngành điện tử công nghiệp cũng tụt giảm trong khi nhu cầu học về các ngành dịch vụ lại tăng lên. "Xu hướng của người học, đặc biệt là học sinh tốt nghiệp THCS, thích chọn những ngành dễ học, nhẹ nhàng nên những ngành về kỹ thuật như trên sẽ rất ít người đăng ký. Chưa kể trong quá trình đào tạo có thể còn rơi rụng rất nhiều, tới 40% - 50%, nên thiếu lại càng thiếu", bà Tạ Thị Thu Hồng, Hiệu trưởng Trường trung cấp nghề Quang Trung, cho biết.
Công nghệ thông tin, một lĩnh vực nằm trong 4 nhóm ngành công nghiệp trọng điểm, cũng được ông Triều cho rằng đang có sự thiếu hụt nguồn nhân lực. Sự thiếu hụt này chủ yếu do nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường, trong khi đội ngũ nhân sự mới lại thiếu những kỹ năng cần thiết để vận hành.
GIẢI BÀI TOÁN THIẾU KINH PHÍ ĐẦU TƯ
Sở dĩ các trường ít đào tạo về cơ khí, tự động hóa, theo tiến sĩ Lê Đình Kha, là vì đầu tư máy móc trang thiết bị vô cùng tốn kém. Có những thiết bị trị giá vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng. Đặc biệt, lĩnh vực tự động hóa, máy móc phải liên tục cập nhật, thay đổi. "Trường công lập còn có ngân sách hỗ trợ, trường tư mà không đủ tiềm lực thì không thể đầu tư. Chính vì vậy, đa số các trường mở các ngành học về kinh tế, du lịch... vì chi phí cho cơ sở vật chất, thiết bị thực hành thấp hơn", tiến sĩ Kha nhận định.
Bà Tạ Thị Thu Hồng thừa nhận khó khăn lớn nhất của các trường ngoài công lập là kinh phí đầu tư trang thiết bị. Với học phí thu thấp, các trường nghề, nhất là trường tư không thể bỏ ra hàng tỉ đồng để mua sắm một máy móc thực hành cho ngành nghề mà người học ít đăng ký.
Có mặt tại hội nghị, ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, Chủ tịch Hội đồng hiệu trưởng, mong muốn 8 tiểu ban (đại diện cho các nhóm ngành nghề, trong đó có các ngành công nghiệp trọng yếu) có kế hoạch làm việc chặt chẽ để tìm ra hạn chế, phát huy điểm mạnh, từ đó đưa ra các đề xuất với thành phố.
"Đồng thời, Sở LĐ-TB-XH phải có nghiên cứu, đề xuất, vận dụng tối đa các quy định về tài chính của thành phố để hỗ trợ các trường nghề. Các trường cũng cần chủ động phát huy những ngành nghề trọng điểm, thế mạnh riêng, nỗ lực chuẩn hóa chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra đáp ứng nhu cầu mong muốn của doanh nghiệp", ông Đức chỉ đạo.
Về việc đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học chuyên ngành, ông Đức cho rằng bên cạnh việc trường tự đầu tư, quy định hiện hành còn cho phép các đơn vị có thể hợp tác với doanh nghiệp hoặc thuê thiết bị để tối ưu hóa hoạt động tài chính. Ngoài ra, các trường cũng có thể hợp tác với nhau để cùng chia sẻ nguồn lực.